-
Chuyên mục chính: ROOT
-
Được đăng: 27 Tháng 10 2020
-
-
Lượt xem: 359
Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Bấm để xem
Hình ảnh Tờ rơi

Video hướng dẫn thực hiện TTHCC:
Cổng dịch vụ công tỉnh Hòa Bình: http://hanhchinhcong.hoabinh.gov.vn/
Sổ tay hướng dẫn thủ tục hành chính: Tải về
Cổng dịch vụ công tỉnh Hòa Bình: https://dichvucong.hoabinh.gov.vn/
Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống cổng dịch vụ công: Tải về
Danh sách liên hệ công chức, viên chức, người lao động tại TT HCC: Tại đây
Một số khái niệm:
1. Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một thủ tục hành chính để giải quyết hoàn chỉnh một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
2. Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
a) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó.
b) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
c) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
d) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Như vậy, triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 có nghĩa là công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng.
Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh hơn, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, làm các thủ tục hành chính. Đặc biệt là tránh được tệ nạn nhũng nhiều, quan liêu, phiền hà từ những cán bộ công quyền.
Một số giải pháp đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, 4 thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh:
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và sự thuận tiện của DVCTT mức độ 3, mức độ 4 thông qua các hình thức tuyên truyền trực quan; thông qua các tin bài, phóng sự được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, chia sẻ các thông tin về DVC trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Zalo … Đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp phổ biến, hướng dẫn người dân, tổ chức truy cập, nộp hồ sơ trên hệ thống thay thế cho cách thức thực hiện thủ tục hành chính công truyền thống (in tờ rơi, tờ gấp; xây dựng các clip hoạt họa, các video… hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện TTHC trên môi trường mạng). Từ đó làm gia tăng mức độ tham gia sử dụng DVCTT của người dân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, các văn bản, các quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của các DVCTT. Đồng thời, thực hiện các biện pháp tăng cường sự bảo đảm về an toàn và bí mật thông tin của các cá nhân khi sử dụng DVCTT.
Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cũng như đội ngũ cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC. Tập huấn việc sử dụng phần mềm, tổ chức các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ; đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện DVCTT có trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tăng cường công tác kiểm tra của Sở về tình hình triển khai thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 3, mức độ 4 thông qua hệ thống. Thông qua kiểm tra để đánh giá đúng thực trạng, từ đó kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn và giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai thực hiện./.