Bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển. Với Việt Nam, một đất nước có hơn 70% số dân sống và sản xuất ở khu vực nông thôn thì bảo vệ môi trường nông thôn đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yêu cầu bức thiết được đặt ra trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay, trước áp lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức đáng báo động, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước những thách thức gay gắt; đất đai bị thoái hóa; chất lượng nguồn nước suy giảm mạnh; không khí bị ô nhiễm; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không theo quy hoạch; khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân; nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường của các cấp, ngành và người dân ở nhiều nơi chưa đầy đủ; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế.
Vứt và xả rác bừa bãi, không thu gom xử lý theo quy định
Các địa bàn có khu công nghiệp, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, tuy có những cam kết về bảo vệ môi trường, đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải. Song việc có thực hiện nghiêm túc cam kết của các cơ sở này cũng như công tác giám sát của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế. Chi phí xử lý chất thải cao, nếu công tác giám sát lơ là, các cơ sở này rất dễ “thải trộm”, “xả trộm”. Do đó, việc giám sát của cộng đồng dân cư sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm.
![]() |
![]() |
Ô nhiễm nguồn nước
Dưới áp lực của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, khu vực nông thôn - nơi tập trung khoảng 70% số dân của cả nước đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề, như ô nhiễm nước, không khí, đất. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, liều lượng; việc nuôi trồng thủy sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật… chính là nguồn chất thải độc hại lớn gây nguy hại cho môi trường. Theo đó, nhiều bệnh dịch đã lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhân dân. Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, có địa phương xảy ra hiện tượng tận dụng các ao, hồ, vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, không quy hoạch, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí đã có những tác động tiêu cực đến môi trường, là nguyên nhân của những biến đổi bất thường của thời tiết, tăng nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, tài sản và tính mạng của người dân.
![]() |
![]() |
Sạt lở đất do Biến đổi khí hậu
Trước những thách thức về môi trường đặt ra với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và nền nông nghiệp nước ta nói riêng chúng ta cần chung tay thực hiện kiên trì những giải pháp căn cơ, đồng bộ, cụ thể là:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin và truyền thông cũng như hoạt động giáo dục pháp luật về môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp, ngành và ở mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường. Đây được xác định là giải pháp vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường; xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý nhiệm vụ bảo vệ môi trường, quản lý chất thải nông thôn giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, thi công hệ thống tiêu thoát nước, xử lý nước thải các điểm thu gom, xử lý chất thải rắn; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng phải được thực hiện trên cơ sở đồ án quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT, ngày 28-10-2011 của liên Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vị phạm Luật Bảo vệ Môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dân cư, nhất là ở khu vực nông thôn. Phát triển các phong trào quần chúng ở nông thôn, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường; gắn nội dung bảo vệ môi trường với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với các tiêu chuẩn về môi trường.
Hòa Bình, ngày 23/11/2016
Bùi Quang Điệp
Tin mới
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh - 10/02/2017 09:10
- Kiểm soát chặt các nhóm nghề có nguy cơ gây ô nhiễm - 10/02/2017 09:09
- Xử phạt nếu xả thải không qua xử lý trong khu công nghiệp - 13/12/2016 07:48
- Gây ô nhiễm môi trường đất, có thể bị phạt tới 150 triệu đồng - 13/12/2016 07:39
- 14 mức phạt vi phạm về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường - 13/12/2016 07:38
Các tin khác
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống thông tin địa lý Gis và quan trắc hoạt động khai thác khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình - 28/11/2016 03:02
- Hội nghị Tập huấn hướng dẫn công tác quản lý môi trường - 06/10/2016 08:07
- Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường: Hệ thống pháp lý đầy đủ - 30/09/2016 10:32
- Sẽ có quy định mới về quản lý chất thải rắn thông thường - 19/09/2016 03:07
- Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc tài nguyên nước thống nhất, đồng bộ - 19/09/2016 03:01
Văn bản mới ban hành
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám
Thông tư 08/2017/TT-BTNMT ngày 06/06/2017 quy định quy trình đo khống chế ảnh viễn thám